Sunday, February 25, 2024

Đặc sản Đồng Tháp - Bì Gói Lá Dong Nhà Làm

Nếu ai đó nói rằng cuộc đời là những chuyến đi thì đúng là tôi đã có nhiều chuyến đi ý nghĩa trong đời. Từ một người chỉ ở nhà và ít đi đây đó, tôi đã có những chuyến "phiêu lưu" về miền Tây, đặc biệt là vùng đất Đồng Tháp, nơi ngày xưa tôi chỉ có thể tưởng tượng qua những bài tập đọc lớp 1 ("Tháp Mười đẹp nhất bông sen...") mà thôi.



Một trong những điều đặc biệt hay nói đúng hơn là "niềm vinh hạnh" của tôi có được là được tận mắt quan sát các công đoạn, phụ giúp và nếm thử món đặc sản Bì Gói Lá Dong của vùng đất sen hồng Đồng Tháp.

Một đứa nhỏ chỉ quanh quẩn sống ở Sài Gòn như tôi thật ra cũng biết ít nhiều về văn hóa Nam Bộ vì rất thích đọc và nghiên cứu. Tuy nhiên trong thực tế về ngôn ngữ và cuộc sống của những người dân miền Tây thì tôi cũng còn xa lạ lắm trước khi quen bạn.

Lần đầu nghe bạn hỏi có biết món Bì là gì và muốn ăn thử không thì tôi đã... ngớ người ra vì tưởng người dân ở đây xem da heo là một món ăn riêng biệt. Tôi nhầm cũng không lạ vì ở Sài Gòn người ta có món Cơm Tấm Sườn Bì Chả mà bì là món da heo xắt mỏng thành sợi được rắc thính vào ăn rất ngon. Đương nhiên bạn cười vì sự "ngô nghê" của tôi, giải thích món ăn này gồm những gì và hứa có dịp sẽ nhờ Mẹ bạn đích thân làm món đặc sản này để tôi thưởng thức cho biết.

Ở Đồng Tháp, người ta thường làm món đặc sản này vào những dịp quan trọng như ngày lễ hoặc Tết Nguyên Đán. Vào một ngày trước Tết - lần đầu tiên tôi đã được dịp chứng kiến và phụ giúp ở những công đoạn rất nhỏ trong quá trình làm Bì Gói Lá Dong và cảm thấy háo hức vô cùng!

Đầu tiên là phải phơi lá chuối, mà không phải lá chuối nào cũng dùng được mà phải là một loại nhất định trong các loại chuối già, chuối cau, chuối tiêu... Bác gái đã tận tình giải thích nhưng tiếc là tôi từ nhỏ không thuộc được nổi tên của các loại chuối cơ bản của Việt Nam mình nên thôi đành không viết ra ở bài blog này. Bước tiếp theo là đi thu gom lá dong, một loài lá hiện tại không còn phổ biến nữa ngay cả ở những vùng quê miền Tây.

Và bây giờ là hai bước quan trọng nhất (theo tôi) ;) Thịt đùi heo phải là loại ngon, được chọn lựa và khử mùi kỹ bằng nước chanh tươi được ướp nước mắm, muối, đường, bột ngọt và khìa lên cho thật thơm. Nếu ở đây có một sự so sánh dễ thương giữa các món ăn giữa những vùng đất khác nhau ở đất nước Việt Nam xinh đẹp và trù phú này thì tôi thấy món này khá giống món thịt ram Mẹ tôi hay làm cho chị em tôi ăn ở nhà (Mẹ có để thêm một ít ngũ vị hương vì nhà Ngoại tôi gốc người Hoa) và cả món thịt thưng của Bà Nội tôi vốn người gốc Quảng Nam.

Sau đó thịt được xắt thành lát mỏng rồi một lần nữa thành những sợi mỏng. Công đoạn này đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên trì của người nấu nướng vì chỉ nhìn thôi tôi nghĩ là bác cũng đau lưng lắm, rất thương! Nhưng bước tiếp theo cũng không kém phần công phu, khi bạn và chị gái của mình phải tẩn mẩn xắt những miếng da heo "trơn trượt" thành từng sợi thật mỏng. Có lần tôi đã láu táu "giành" được phụ giúp ở bước này nhưng ôi thôi, những miếng da heo tôi cắt vừa dày, vừa xấu và tôi còn suýt nữa đứt tay vì nó trơn quá :(

Tưởng đã gần xong, nhưng giờ là đến một bước cũng quan trọng không kém, đó là đem thịt và da heo xắt sợi lên chảo để khìa cùng với thính (gạo rang xay nhuyễn). Bước này cũng nặng nhọc không kém khi chiếc chảo thì to mà tay người làm phải thoăn thoắt đảo đều để cho thịt và da heo không bị cháy và dính dưới đáy chảo. Mẹ, bạn và người chị gái thay phiên nhau khéo léo đảo đều số thịt và da, để thêm một ít đường hoặc muối thì công đoạn này đã xong.

Và giờ chỉ còn gói lại là xong. Chữ xong này có thể buông ra dễ dàng nếu bạn chưa thấy sự khéo léo của bác, của bạn tôi và người chị khi gói. Đầu tiên bác dùng muỗng xúc một số lượng thịt và da heo vừa đủ cho một chiếc bì rồi để vào nhiều chiếc lá dong góp lại thành một phần diện tích vừa đủ rồi túm số lá đó lại chuyền sang cho bạn tôi hoặc chị bạn ấy rồi hai người quấn phần này một lần nữa trong 2 lần lá chuối được cắt miếng vừa phải rồi cột dây thun lại. Nghe tôi miêu tả dễ lắm, nhưng để có được một chiếc bì có kích thước vừa vặn, xinh xắn và nhất là vuông vắn thì đòi hỏi sự khéo tay cũng như thành thạo của người gói. Tết năm nào nhà bạn cũng gói nên những chiếc bì được gói nhanh gọn trong sự trầm trồ của tôi - một người tiếc là (chưa) được nữ công gia chánh cho lắm. Việc tôi làm tốt nhất có lẽ là... ngoan ngoãn lau lá chuối theo sự chỉ dẫn của bác sau khi những chiếc là này được phơi goài nắng cho dẻo và lấy vào đúng lúc để không bị cháy thành những mảng trắng trên lá.

Để thử và cũng là một nét duyên dáng của văn hóa chân chất, không cầu kỳ, màu mè của người miền Tây đó là khi khìa thịt và da heo xong, những "đứa trẻ" trong nhà có thể xách cái chén hay tô nhỏ để xin một ít bì chưa gói để "ăn vụng" mà nói đúng hơn là thưởng thức một dạng khác của món bì gói lá dong. Mùi thịt, da heo khìa cộng hưởng với mùi thính và tỏi ướp thơm không thể tả khiến tôi gần như không thể dừng... thưởng thức.

Bao nhiêu lời cũng nói chắc không đủ về những món đặc sản Việt Nam mà tôi từng được biết. Trong đó luôn có tình thương, sự khéo tay và tận tâm của các cô, các dì. Với tôi điều đáng quý hơn cả là những nét văn hóa, những nếp sống truyền thống đã được mọi người gìn giữ trong đó, không để cho thời gian làm phai nhạt đi.

Viết bài blog này, tôi hy vọng món ăn truyền thống này sẽ được nhiều người biết đến và yêu quý hơn. Bì xắt ra từng miếng vừa ăn chấm với muối tiêu chanh hoặc ăn cùng bún, dưa chua và rau sống thì đúng là ngon "số dách" rồi.

Friday, October 6, 2023

Ayran - Thức Uống Sữa Chua Thổ Nhĩ Kỳ

 

Ayran nghe thì có vẻ xa lạ với nhiều người Việt Nam nhưng thật ra cách chế biến lại khá gần gũi và dễ dàng với tất cả chúng ta. Tình cờ khi chơi một game nấu ăn của một nhà sản xuất Thổ Nhĩ Kỳ trên điện thoại tôi đã biết đến thức uống này. Và khi tôi pha chế nó ở công ty thì... những người đồng nghiệp đã nhìn tôi như người ngoài hành tinh vậy. :)))

Đây là một loại thức từ sữa chua, phổ biến ở các nước Tây Nam Á mà đặc biệt là ở Thổ Nhĩ Kỳ và các nước vùng Cáp-Ca (các nước thuộc Liên Xô cũ). Với nguyên liệu chính là sữa chua, thức uống này còn có thành phần là nước và muối.

Sữa chua và nước được pha chế theo tỉ lệ 2:1 và sau đó được đánh bông lên. Để hương vị thức uống thêm phần đặc biệt, người ta còn thêm vào lá bạc hà, tía tô đất hay húng tây. Theo truyền thống lâu đời ở Thổ Nhĩ Kỳ, khách đến nhà sẽ được chào đón bằng một ly Ayran.

Trên thế giới còn nhiều những phiên bản thức uống sữa chua khác mà tên của chúng có lẽ được nhiều người biết đến hơn như Kefir (các nước Cáp-Ca) hay Lassi (Ấn Độ và Pakistan). Nhưng nhìn chung, Việt Nam và các nước Đông Nam Á không có lịch sử và thói quen tiêu thụ các sản phẩm từ sữa nên cũng ít ai quan tâm đến các loại thức uống này, mặc dù chúng hỗ trợ tiêu hóa và tốt cho sức khỏe. Mỗi lần khó tiêu hay mệt trong người, tôi lại tự pha nước sữa chua uống và thây có kết quả tức thời.

Về nguồn gốc của Ayran, nhiều tài liệu đã chứng minh đây là thức uống của những người dân du mục ở vùng biển Caspi và dần được lan truyền đến những vùng đất lân cận do sự mở rộng về phía tây của đế quốc Ottoman.

Tôi vừa cảm thấy thú vị vừa cảm thấy "vinh hạnh" khi mình đã thử pha và uống Ayran, thức uống quốc gia của Thỗ Nhĩ Kỳ và giới thiệu nó với các bạn đọc qua trang blog của mình.

*Nguồn hình: GuteKueche.ch

Wednesday, May 26, 2021

Lẩu Oden, Thanh Cua không Cua và Surimi

 


 Tựa bài viết của tôi hôm nay trông thật kỳ lạ và đây cũng là một đề tài rất mới với tôi. Nó được lấy cảm hứng từ lúc tôi biết thưởng thức Lẩu Family Mart cùng bạn (thực chất là một phiên bản của món lẩu Oden nổi tiếng Nhật Bản mà trước đây tôi chưa biết).

Trước đây tôi chưa từng nghĩ món lẩu đơn giản mà giá phải chăng này lại có hương vị ngon đến như vậy và hay nhất là chúng ta có thể thưởng thức dễ dàng và nóng sốt cho đến khi gần hết ly luôn.

Và thành phần phổ biến nhất trong lẩu Oden (ở Việt Nam) có lẽ là thanh cua. Ngay cả tôi ban đầu cũng nghĩ thanh cua có chứa thịt cua và chính là surimi nhưng sau khi tìm hiểu thì biết mình thật "ngớ ngẩn" ;)...

Surimi là khái niệm chung dùng để chỉ những chế phẩm phong phú về hình thức từ cá nghiền nhuyễn được nấu chín và gelatin hóa (kết dính và đông đặc) - từ đó có thể bảo quản được lâu hơn. Phương pháp độc đáo này đã được người Nhật phát minh ra từ khoảng 900 năm trước.

Từ năm 1959, surimi đóng một vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm của Nhật Bản. Cá vừa đánh bắt không còn phải làm chín trực tiếp ngay trên biển nữa, mà người ta thêm vào một số hóa chất giữ độ ẩm rồi rồi đông lạnh sống cho những bước xử lý tiếp theo. Ngày nay những loại cá không thể bán trực tiếp ra thị trường như cá tươi (có thể do tiêu chuẩn về cá tươi của Nhật rất cao) hoặc cả tôm được sử dụng như nguyên liệu đầu vào cho surimi.

Cá lọc bỏ da, xương và tôm bỏ vỏ được nghiền nhuyễn và rửa nhiều lần đến khi gần như trung tính về mùi vị. Sau đó, những khối cá nghiền nhuyễn này (hãy tạm gọi như thế vì tôi chưa nghĩ ra được từ nào phù hợp hơn) được trộn với tròng trắng trứng, tinh bột, đường, muối, bột nêm và sorbitol, gelatine hóa dưới tác dụng của sức nóng rồi tùy theo mục đích sử dụng mà được cho thêm mùi hương hoặc màu thực phẩm. Nếu thành phẩm sau cùng là surimi thanh cua thì khối cá nghiền được nhuộm màu bằng chiết xuất ớt paprika hoặc màu đỏ / hồng thực phẩm. Kích thước thường gặp của thanh cua là dày khoảng ngón tay vì vậy thích hợp cho món maki-sushi. Còn trường hợp thành phẩm sau cùng là surimi tôm thì các bước xử lý cũng tương tự nhưng được tạo hình khác đi cho giống hình dạng tôm luộc và là thành phần góp mặt trong những món chế biến sẵn có chứa "hải sản". Ngoài ra, chúng còn được trộn với mực vụn và tảo biển rồi được tạo hình khoanh, tẩm bột và thành phẩm chúng ta có lần này là những khoanh "mực" chiên. Những khối cá nghiền này trong một số trường hợp còn được tẩm hương thịt và dùng trong ngành sản xuất xúc xích.

Tôi tin là có nhiều bạn đọc cũng sẽ có thắc mắc như tôi, là những thành phần trong lẩu Oden được làm bằng nguyên liệu gì và trong thanh cua thật ra có cua hay không. Vậy là hôm nay chúng ta đã có câu trả lời rồi nha :)

* Nguồn thông tin tham khảo: Wikipedia - Surimi

Saturday, April 3, 2021

Baklava - Bánh ngàn lớp với những viên ngọc bích xanh thẳm

 



Mặc dù vẫn chưa có cơ hội nếm thử nhưng với tôi, Baklava vẫn luôn là một món ngọt đặc biệt nổi tiếng và hấp dẫn của Thổ Nhĩ Kỳ (và cả những quốc gia lân cận vì thật ra món này rất phổ biến ở các quốc gia Trung Đông và Balkan nói chung).

Nhờ viết bài này mà tôi lại tìm hiểu được ở Sài Gòn có một nhà hàng Thổ Nhĩ Kỳ có bán món này (Pasha Restaurant), mặc dù nhìn hình chụp thì  nó cũng ko quá giống với loại nổi tiếng nhất được nhắc đến trong một phóng sự ngắn của Galileo về cửa hàng bánh kẹo có món Baklava nổi tiếng nhất Istanbul. ;)

Đến giờ chưa hiểu lý do tại sao, tôi vẫn luôn thấy Baklava nhìn rất ngon miệng và hấp dẫn. Có lẽ vì từ nhỏ đến lớn, tôi rất thích những loại bánh được làm từ nhiều lớp như Paté Chaud hay Croissant. Để có cái nhìn rõ hơn về món bánh này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách chế biến của nó nhé.

1. Chuẩn bị phần nhân là hỗn hợp gồm các loại hạt nghiền nhuyễn hoặc thô (cho phiên bản Thổ Nhĩ Kỳ người ta hầu như chỉ sử dụng loại hạt dẻ cười màu xanh thẫm ngọc bích rất đắt tiền).

2. Trải 20 tấm bột lá Filo có độ dày đạt tiêu chuẩn là 0,1mm lên nhau vào trong một cái khuôn lớn - không phải một lúc mà từng tấm một rất cẩn thận. Trong các siêu thị hoặc ở những cửa hàng bánh làm theo kiểu công nghiệp, người ta chỉ trải từ 7 đến 9 lớp với độ dày hơn hẳn vì chỉ có các bậc thầy luyện tập trong nhiều năm mới đạt đến trình độ điêu luyện cán được những tấm bột siêu mỏng mà thôi.

3. Rắc phần nhân nghiền phủ đầy lớp bột trên cùng

4. Tiếp tục phủ 20 lớp bột lên nữa

5. Nhanh tay xắt phần viền để tránh phần bột dính vào khuôn và khía bánh thành nhiều hình thoi nhỏ như thấy trên hình

6. Rót bơ lỏng ở nhiệt độ 55 độ C cho thấm đều vào các đường cắt

7. Cho khuôn bánh vào lò nướng 40 phút

8. Bánh nướng vàng được lấy ra khỏi lò và chan lên một lớp sirup đường pha nước cốt chanh lên tạo nên tiếng xèo xèo vui tai vì lúc này bánh vẫn còn rất nóng. Lớp sirup này tưởng chừng như hơi nhiều nhưng sẽ thấm hết qua các lớp bánh mang đến vị ngọt ngào cho món ăn này.

9. Bánh được làm nguội tự nhiên ở nhiệt độ phòng. Bước này giúp cho vỏ bánh giòn và phần nhân bên trong mềm.

Chưa được nếm thử nhưng nhìn bề ngoài, Baklava thật sự là một tác phẩm nghệ thuật kết hợp hài hòa bởi màu nâu của bánh nướng với màu xanh thẫm đầy mê hoặc của lớp hạt dẻ cười.

Phiên bản trên đây là của Thổ Nhĩ Kỳ vì Baklava sẽ không giống nhau ở những quốc gia khác nhau. Ví dụ như ở Trung Đông người ta thêm vào sirup không phải nước cốt chanh mà là nước hoa hồng hoặc ở Iran phần nhân không chỉ làm từ hạt dẻ cười mà là hỗn hợp của loại hạt này cùng với hạnh nhân.

* Nguồn thông tin tham khảo:

- Wikipedia - Baklava

-  Youtube Galileo - Der Baklava-König aus Istanbul


Tuesday, November 3, 2020

#EssenTrinken - Vietnamesische verdünnte Fischsoße [Nuoc Mam Pha]


Für viele Vietnamese ist verdünnte Fischsoße viellecht ganz normal, sogar kaum besonders. Aber meiner Meinung nach ist sie doch die Seele oder die kulinarische Note vieler Hauptspeisen wie Banh Cuon (mit Hackfleisch gefüllter Reisteigtaschen), Goi Cuon (Frühlingsrollen), Banh Xeo (vietnamesichen Pfannkuchen), Bun Xao (angebratenen Nudeln) oder Oc (gekochte Schnecken).

Meine Mama hat meiner Schwester erfolgreich beigebracht, verdünnte Fischsoße zuzubereiten. Bei mir funktioniert es aber noch nicht >.< Entweder war meine Fischsoße zu dünn oder fast geschmacklos, während eine leckere verdünnte Fischsoße schön süßsauer schmecken sollte. Jedoch bleibe ich optimisich und glaube, dass das Ganze nur eine Frage der Erfahrung ist... (In solchen Fällen habe ich mich selbs oft so getröstet.)

Meiner Ansicht nach gibt es ja mindestens 2 verschiedene Arten von verdünnter Fischsoße: Die eine für Banh Cuon, Goi Cuon, Banh Xeo, Bun Xao (1) und die andere für Oc (2).

Glücklicherweise kann ich ziemlich gut erkennen, ob Gerichte lecker oder eher nicht sind, auch wenn ich leider gar kein begabter Koch bin. 

Zuerst würde ich euch das Rezept der Soße (1) zeigen:

A. Zutaten

  • 2 Esslöffel Fischsoße
  • 1 Esslöffel Limettensaft
  • 2 Esslöffel Zucker
  • 4 Esslöffel lauwarmes Wasser
  • 1 Teeflöffel gehackter Knoblauch
  • 1 Teeflöffel gehackte Chilischoten

B. Zubereitung

  • Eine kleine Schüssel nehmen
  • Limettensaft, Zucker und Wasser dazu geben
  • Die Zutaten gründlich rühren, bis der Zucker ganz aufgelöst ist
  • Fischsoße hinzufügen
  • Die Kombination noch einmal gut rühren
  • Gehackte Knoblauch und Chilischoten reintun

Weil verdünnte Fischsoße im Allgemeinen eine süßsaure Soße ist, kann man beim Abschmecken beliebig die Menge von Limettensaft und Zucker so ändern wie er sie gern haben möchte. Für erfahrene Hausfrauen ist der Geschmack der Soße schon durch seine Farbe zu erkennen. Meine Mama hat uns gesagt, wenn die Soße noch zu hell ist, sollten wir mehr Fischsoße zugeben und umgekehrt.

Dann kommen wir zu der anderen Art von verdünnten Frischsoße, die im Vergleich zu der (1) dickflüssiger und zalziger ist. Hier ist das Rezept der Soße (2):

A. Zutaten
  • 3 Esslöffel Fischsoße
  • 2 Teelöffel Zucker
  • Saft von der Hälfte einer Limette
  • 1 Teeflöffel gehackter Knoblauch
  • 1 Teeflöffel gehackte Chilischoten
B. Zubereitung

  • Eine kleine Schüssel nehmen
  • Fischsoße, Zucker und Limettensaft dazu geben
  • Die Zutaten gründlich rühren, bis der Zucker ganz aufgelöst ist
  • Schlussendlich gehackte Knoblauch und Chilischoten reintun

*** WARNUNG: Die von mir empfohlene Fischsoße ist eine südvietnamesiche Variante, weil ich hier in Saigon geboren und aufgewachsen bin. Ich bin immer sehr stolz darauf :)

Ich wünsche euch viel Spaß beim Nachmachen. Herzlichen Dank dafür, dass ihr euch für unsere vietnamesische so viel interessiert!

Bildquelle: www.cooky.vn

Saturday, July 25, 2020

#AmThuc - Bánh Sừng Trâu và Croissant

Hôm nay tôi xin giới thiệu với các bạn đọc câu chuyện của riêng mình với Bánh Sừng Trâu và Croissant. Trong trí nhớ của tôi ngày còn nhỏ thì Bánh Sừng Trâu != Croissant mà chúng ta thường thấy bán ở các tiệm bánh lớn hay cả trong cửa hàng tiện lợi.

Bánh Sừng Trâu ngày còn nhỏ chị em tôi rất thích ăn có mùi bơ không quá rõ như bánh Croissant vì có lẽ nó là một biến thể Croissant của người Việt sáng tạọ từ phiên bản gốc mà những người Pháp mang qua từ thời thuộc địa chăng? Nhưng bù lại, Bánh Sừng Trâu là một loại bánh mì ngọt thơm ngon, nó không có nhiều lớp thấy được như phiên bản gốc mà bên ngoài hơi dầu và đặc ruột hơn (nhưng vẫn rất ngon). Những ai thế hệ 8x như tôi chắc vẫn còn nhớ rõ mùi vị đó. Đối với tôi, Bánh Sừng Trâu không đơn giản chỉ là một loại bánh, mà nó đã là một người bạn dễ thương, một phần ký ức của những ngày còn nhỏ được Mẹ thỉnh thoảng đi chợ hay đi công chuyện về mua cho hai chị em lùn xủn chúng tôi.

Tôi thật sự cũng không nhớ vì lý do gì mà bẵng đi một thời gian, tôi không ăn Bánh Sừng Trâu nữa - và cũng không thấy chỗ nào bán đúng loại bánh đó. Tôi bắt đầu thấy nhớ bạn ấy rất nhiều khi tình cờ nhìn thấy những chiếc bánh Croissant ở cửa hàng tiện lợi. Sau vẻ ngờ ngợ ban đầu, tôi quyết định mua về ăn thử. Cảm giác sau khi ăn lần đầu tiên là ngạc nhiên, vì nó có vẻ không có nhiều mối quan hệ bà con với Bánh Sừng Trâu ăn lúc nhỏ. Thay vì giống bánh mì ngọt và đặc ruột, Croissant nhẹ hơn nhiều vì ruột rỗng hơn và ngọt nhẹ cũng như thơm đậm mùi bơ.

Thế là ngay khi có dịp lên Youtube xem một video của chương trình Galileo về loại Croissant "ngon nhất thế giới", tôi lại biết thêm về thành phần và phương pháp làm bánh. Vì không phải là một chuyên viên làm bánh, có hiểu biết nhiều về các loại bột và công thức bánh, tôi chỉ muốn "kể lại" những điểm tôi thấy thú vị và đặc biệt. Thì ra quy trình làm bánh phức tạp hơn rất nhiều so với thành phẩm là chiếc Croissant đơn giản không nhân mà chúng ta thường thấy. Trước tiên bột được cán mỏng khoảng 1cm thành một miếng rất dài, rồi từ đó chia làm nhiều miếng khác nhau. Sau đó người thợ làm bánh để lên bơ lên trên, gấp hai cạnh lại rồi cho qua máy cán bột và quy trình cán gấp cứ diễn ra nhiều lần như thế, cho đến khi bơ và bột tạo thành một khối đồng nhất hoà quyện vào nhau. Sau đó bột được cho nghỉ rồi cắt thành những miếng hình tam giác dài. Ở bước cuối cùng để tạo hình chiếc Croissant mà chúng ta thấy, người thợ làm bánh sẽ kéo giãn miếng bột tam giác ra, rồi khéo léo cuộn nó lại để có hai đầu nhọn ra (2 cái sừng). Nghe có vẻ đơn giản nhưng đòi hỏi sự lành nghề của người thợ để không làm rách miếng bột và tạo nên một chiếc bánh có hình dáng tiêu chuẩn như chúng ta thấy sau khi nướng. Bột lại được cho nghỉ và sau đó nó sẽ tăng thể tích lên gấp 2 lần trước khi được phun lên một lớp trứng tiệt trùng theo phương pháp Pasteur. Và những bạn bánh sẽ được cho vào lò nướng. Sau cùng, chúng ta có được những chiếc Croissant hoàn hảo từ màu sắc bóng đẹp đến độ giòn của lớp vỏ bên ngoài cũng như mùi thơm ngon, mềm mại của lớp bánh bên trọng.

Và một điều thú vị nữa mà tôi muốn giới thiệu, đó là quê hương của bánh Croissant theo nhiều giai thoại không phải là nước Pháp mà là Áo. Một nàng công chúa Áo khi kết hôn cùng một vị vua Pháp đã mang nó theo đến đất nước này và nhanh chóng được yêu mến vô cùng. Tên gốc của nó ở Áo hay Đức là Kipferl hay Hörnchen. Hình dạng bánh làm chúng ta liên tưởng đến cái sừng hay mặt trăng lưỡi liềm. Giai thoại cũng nhắc đến việc một người thợ làm bánh ở Áo đã làm chiếc bánh để ăn mừng một trận thắng của quân Áo với quân Thổ Nhĩ Kỳ (Quốc kỳ Thổ Nhĩ Kỳ có hình mặt trăng lưỡi liềm và một ngôi sao).

Nhớ lắm chiếc Bánh Sừng Trâu Việt Nam ngày xưa! Nhưng cũng trong cuộc tìm kiếm người bạn cũ Bánh Sừng Trâu mà tôi có được một người bạn mới là Croissant thơm lừng mùi bơ, giòn bên ngoài và mềm bên trong.


#EssenTrinken - Vietnamesische Kochwurst [Cha Lua]



In diesem Blog hatte ich eigentlich bereits einen vietnamesischen Blogeintrag über unsere vietnamesische Kochwurst (Cha Lua). Auf jedem Fall möchte ich keine reine Übersetzung davon erstellen, sondern dieses Gericht mit einem anderen Perspektiv beschreiben.

Wenn ich unsere Cha Lua nur "vietnamesische Wurst" nennen würde, wäre das nicht korrekt. Außer Cha Lua haben wir in der vietnamesischen Küche noch Lap Xuong, die eine trockene Wurstsorte ist und ursprünglich aus China kam.

Die Zutaten (nicht die Zubereitung) für Cha Lua sind eingentlich im Vergleich zu den anderen Gerichten der vietnamesischen Küche ziemlich einfach. Zuerst brauchen wir hochqualitatives Schweinefilet, leckere Fischsoße und geputzte rechteckige Bananenblätter. Die benötigten Zutaten werden als Nächstes maßgerecht gemischt. Aber anders als die herkömmlichen Würste wird Cha Lua nicht in einem Darm gefüllt, sondern in Bananenblättern zylinderförmig eingepackt. Diese Zubereitungsmethode finde ich total kreativ! Einerseits spielen die Bananenblätter die Rolle des Darmes, andererseits übertragen sie der Wurst ein einzigartiges Aroma nach dem Kochvorgang, der ungefähr von 40 bis 50 Minuten dauert.

Meiner Meinung nach soll eine köstliche Cha Lua bissfest mit kleineren Löchern auf ihrer Schnittfläche sein. Außderdem ist Cha Lua eine riesige Wurst, die man deswegen in mundgerechte Streifen abeschneiden muss, wenn er sie isst.

Ich muss gestehen, dass ich als Kind Cha Lua gar nicht gern gegessen habe, weil sie für mich da ein ganz langweiliges Gericht war. Aber wenn ich jetzt aufgewachsen bin, finde ich ihre Schönheit genau an seinen einfachen Zutaten, die aber aufwendig ausgewählt werden müssen. Da Schweinefleisch damals fast immer teuer war, das man sich am meistens nur zum Neujahr leisten konnte, ist Cha Lua etwas ganz Besonderes geworden. Heutzutage kann man Cha Lua jederzeit überall finden und vergisst wohl aus diesem Grund ihren echten Wert... Jedoch ist Cha Lua in meinen Augen eines der vietnamesisch typischsten Gerichte, nach dem die Vietnamesen große Sehnsucht haben müssten, wenn wir im Ausland leben.

*Bildquelle: daubepgiadinh.vn

Sunday, July 19, 2020

#EssenTrinken - Vietnamesische Nudelsuppe [Hu Tieu Nam Vang]



Schon lange hatte ich mal vorgehabt, Blogeinträge auf Deutsch zu schreiben. Nur die Zeit dafür konnte ich leider nicht finden. Meiner Meinung nach ist Hu Tieu Nam Vang die zweitbeliebteste Nudelsuppe der Vietnamesen und soll mein erstes Thema zum Schreiben sein.

Selbstverständlich gab es schon zahlreiche Zeitungsartikel über Hu Tieu Nam Vang, die man übers Internet finden kann, glaube ich. Aber mit meinem Blogeintrag möchte ich nur ganz subjektiv über dieses Gericht schreiben oder anders gesagt, mit den Lesern mein eigenes Erlebnis teilen. Für mich ist jedes Mal ein einzigartiges Erlebnis, wenn man eine Chance hat, etwas Köstliches genießen zu können.

Wenn man in Italien verschiedene Sorten von Pasta und Nudeln aus Getreide hat, haben wir hier in Vietnam auch mehrere Arten von Nudeln aus Reis. Je nach Gebiet und der Kreativität der Hersteller variiert sich die Nudeldicke von sehr dünn, dünn bis ganz dick oder sogar streifenartig (Sợi Bún, Bánh Canh, Hủ Tiếu, Phở...)

Weil die Zubereitungsphasen von Hu Tieu Nam Vang ziemlich kompliziert sind, hat meine Mama diese Suppe noch nie zu Hause gekocht. Jedes Mal wenn wir "kulinarische" Sehnsucht nach diesem Gericht haben, gehen wir einfach draußen essen oder lassen es einfach nach Hause liefern. Mein beliebtes Restaurant ist Lien Hua auf der Tran Quoc Toan Straße.

Meiner Meinung nach spielen die Frische der Hauptzutaten (Garnelen, Schweinehackfleisch, -Innereien und Wachteleier) sowie eine durchsichtige Brühe (sie darf auf keinen Fall trübe sein), die aus Schweineknochen und Gemüse gekocht ist eine bedeutende Rolle. Bei dieser Nudelsuppe esse ich zusätzlich goldgelb-geröstete Schalotten und Knoblauch sehr gern, weil die Nudelsuppe mit diesen kleinen Gewürzen viel besser schmeckt. Je nach Variante kommt ab und zu noch ein anderer Zutat und zwar der Fischball. Natürlich kann diese Phantasie die ganze Suppe nicht verschlechtern, aber meiner Ansicht nach ist der Fischball bei Hu Tieu Nam Vang nur eine Nice-to-Have Sache, oder? Ich sehe, dass manche Leute ungern Innereien wie Därme oder besonders Leber isst, weil sie diese für sehr ungesund halten... Teilweise haben sie mhm... schon Recht, aber diese leckeren Innereien sind für mich fast unverzichtbar, leider so. Sie sind einfach eine schöne Note der Nudelsuppe!

Auf dem Bild sieht man außerdem noch Salat und weitere Kräuter sowie Mungbohnensproßen, die immer zusammen mit Hu Tieu Nam Vang serviert sind. Weil ich kein großer Fan von Salat bin, bevorzuge ich nur die Mungbohnensproßen. Zum Vergleich mit Korea essen wir in Vietnam gar nicht (oder selten) Sojasproßen, ich weiß leider noch nicht warum.

Die Tage ist es am Abend in Saigon oft regnerisch. Und das Wetter passt hervorragend zum Hu Tieu Nam Vang Essen ;)

*Bildquelle: www.vnexpress.vn